Ngày 9/4, Bộ Y tế Nhật Bản đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 trong số 5 nạn nhân trên. Trong cuộc họp báo chung với Hiệp hội Thận học Nhật Bản, Bộ Y tế cho biết 3 người bị ung thư tuyến tiền liệt và ung thư hạch bạch huyết kèm theo tăng huyết áp, tăng lipid máu và thấp khớp. Bệnh sử của 2 người còn lại chưa được tiết lộ.
Một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Thận học Nhật Bản ghi nhận 25% trong 95 bệnh nhân bị rối loạn thận sau khi uống thực phẩm chức năng đã được cho dùng steroid; số còn lại chỉ cần ngừng sử dụng sản phẩm của Kobayashi.
Trong 3 bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo, 2 người đã ngừng điều trị, 1 người vẫn tiếp tục nhưng dường như không liên quan tới thực phẩm chức năng.
Theo Kyodo, phần lớn bệnh nhân gặp các vấn đề về sức khỏe sau khi dùng thực phẩm chức năng đã đến bệnh viện từ tháng 12 năm ngoái tới nay. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, chán ăn, tiểu tiện bất thường và khó chịu ở bụng. Một số hiếm trường hợp đi tiểu thường xuyên và phù nề.
Hãng dược Kobayashi bắt đầu giới thiệu thực phẩm chức năng có tên beni-koji choleste help vào tháng 2/2021, đã bán được khoảng 1 triệu gói với lời quảng cáo giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL). Đây là sản phẩm bị nghi ngờ liên quan tới sự cố y tế trên và đã được hãng dược thu hồi tự nguyện.
Trong khi các cuộc điều tra về nguyên nhân vẫn tiếp tục, hãng Kobayashi gần đây cho biết họ phát hiện ra axit puberulic, một hợp chất tự nhiên sinh ra từ nấm mốc xanh, trong nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng. Hợp chất này có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tật.
Chủ tịch Hiệp hội Thận học Nhật Bản Masaomi Nangaku nhận định: "Người bệnh có xu hướng hồi phục sau khi ngừng sử dụng thực phẩm chức năng. Nhưng đã có những trường hợp mắc bệnh thận không có triệu chứng, vì vậy vui lòng đi khám nếu bạn cảm thấy không khỏe".
Người dân tin tưởng và mua hàng với giá 1,2 triệu đồng. Khi nhận hàng, họ đã mang đến bệnh viện và hỏi về việc làm thủ tục đăng ký bác sĩ trung ương khám bệnh.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang khẳng định không triển khai hình thức gọi điện tư vấn, mời mua thuốc, thực phẩm chức năng đến người dân nói chung và người bệnh đã từng khám, chữa bệnh tại bệnh viện nói riêng. Bệnh viện cam kết không cung cấp số điện thoại và thông tin của người bệnh cho bất kỳ bên thứ 3 nào.
Cơ sở y tế khuyến cáo việc mạo danh, giả mạo, lấy tên tuổi các bác sĩ và thương hiệu của bệnh viện lớn để lừa đảo, trục lợi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, thậm chí cả tính mạng người sử dụng dịch vụ. Việc giả mạo ảnh hướng tới uy tín của bác sĩ, bệnh viện. Người dân cần hết sức tỉnh táo, thận trọng để không bị kẻ xấu lợi dụng, lừa gạt, dẫn tới tiền mất, tật mang.
Người bệnh tóc bạc sớm không nên ăn đồ chua, đắng, lạnh; không nên hút thuốc lá, uống trà đặc, cà phê; lại càng không nên thức khuya, làm việc căng thẳng...
" alt=""/>Q&A: Phụ nữ 'vô mao' có dị thường?